Đồ chơi nào tốt nhất cho bé? 

“Đồ chơi rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần, thể chất và cảm xúc của trẻ em. Đồ chơi cho bé nên được coi là công cụ học tập chứ không chỉ dừng lại ở tính giải trí “ – tiến sĩ, nhà tâm lý học trẻ em Vicki Panaccione. 

Không một đứa trẻ nào là không có đồ chơi. Nó gắn liền với tuổi thơ, giúp nhận thức và định hình tính cách của trẻ. Trên thị trường hiện nay, đồ chơi cho bé xuất hiện tràn lan. Vì lợi nhuận, rất nhiều nhà sản xuất bán rẻ tương lai của trẻ nhỏ. Sản xuất đồ chơi cho bé bằng chất liệu kém chất lượng, chỉ tập trung vào hình thức, mẫu mã, giá thành mà quên mất rằng: Giai đoạn 0-6 tuổi là lúc con tiếp thu tốt nhất trong cuộc đời, đồ chơi ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của con. 

Vì thế, mọi sự lựa chọn, ba mẹ phải thật tỉnh táo. Trước khi mua đồ chơi cho bé phải luôn tự hỏi rằng: “Con học được gì qua món đồ chơi này?”. Vì nếu đồ chơi không có giá trị giáo dục sẽ không giúp bé phát triển trí tuệ. Chỉ mang tính chất giải trí thông thường sẽ lãng phí giai đoạn phát triển vàng. Không giúp con học hỏi được những đức tính tốt, hủy hoại tương lai lâu dài, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bé. 

Vậy đồ chơi nào là tốt nhất cho bé? 

Đồ chơi trí tuệ – đồ chơi rèn được những kỹ năng cần thiết, tư duy logic, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Khuyến khích phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và phát triển trí thông minh cho bé. 

Đồ chơi trí tuệ mang lại những lợi ích gì?

Đồ chơi trí tuệ phát triển tư duy
Đồ chơi trí tuệ phát triển tư duy
  1. Phát triển tư duy logic, bé thông minh hơn 

Những đồ chơi trí tuệ uy tín sẽ được nghiên cứu và thiết kế theo từng độ tuổi. Phù hợp với khả năng nhận thức và đôi tay của các bé. Đòi hỏi bé phải tư duy, suy nghĩ để tìm ra quy luật, tìm ra đáp án đúng. Qua quá trình rèn luyện lâu dài, tư duy logic của con dần được hình thành và phát triển. 

  1. Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề

Tính chủ động, khả năng phản xạ, xử lý tình huống là kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai. Những kỹ năng này nếu được rèn luyện ngay từ bé, từ những gì thân thuộc nhất với con, sẽ in sâu vào tiềm thức cho con bản lĩnh, tự tin và dễ thành công trong mọi việc. 

Các món đồ chơi cho bé như lắp ghép, puzzle, trò chơi nhập vai, boardgame…nên được ưu tiên để rèn luyện kỹ năng này. 

  1. Giúp bé nhận biết mọi thứ dễ dàng 

Khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ rất tốt. Những đồ chơi trí tuệ được thiết kế bắt mắt. Chỉ cần ba mẹ dạy một lần, bé cũng có thể ghi nhớ ngay lập tức. Vì vậy, đừng để lãng phí giai đoạn phát triển vàng của con. Hãy dạy bé thật nhiều kiến thức thú vị qua đồ chơi hàng ngày. 

  1. Bước đầu con làm quen với tư duy chiến lược 

Điều này thấy rõ nhất trong các đồ chơi Boardgame. Để giành chiến thắng, bé cần độc lập suy luận và có nước đi riêng của mình. Nếu ba mẹ muốn con biết nhìn xa trông rộng, biết phân tích tình huống để đưa ra chiến lược xử lý, thì nhất định phải mua đồ chơi trí tuệ để con được làm quen và rèn luyện từ bé. 

  1. Giúp hai bán cầu não hoạt động cân bằng

Não phải phụ trách các kỹ năng xã hội, sáng tạo, giải trí. Còn não trái tiếp quản các phép toán, tư duy logic, ngôn ngữ. Những đồ chơi giải trí thông thường chỉ giúp trẻ phát triển bán cầu não phải. Dẫn đến tình trạng trẻ hay viết chữ bằng tay trái. Não bộ phát triển lệch không tốt cho trẻ nhỏ. Trong khi đó, đồ chơi trí tuệ buộc trẻ phải tư duy, suy luận. Đây cũng là cách đơn giản để rèn luyện não trái. Tạo sự cân bằng cho hai bán cầu não. 

  1. Tăng cường khả năng tương tác 

Nếu con lười tương tác, hay rụt rè, sợ hãi, thích chơi một mình, là những hiểu hiện rất nguy hiểm, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý. Tuy nhiên, vấn đề này có thể cải thiện dần dần qua những món đồ chơi cho bé. Ba mẹ nên lựa chọn đồ chơi trí tuệ kích thích khả năng tương tác như dòng Boardgame, cờ vua,.. thay vì những đồ chơi giải trí thông thường. 

Boardgame cho phép con chơi cùng ba mẹ, bạn bè, phát triển các kỹ năng giao tiếp. Con biết chơi theo nhóm, biết tôn trọng bạn bè, biết điều chỉnh cảm xúc, mạnh dạn, tự tin hơn và ba mẹ cũng có thể trò chuyện, dạy con nhiều điều thú vị. 

  1. Giúp con hiểu những giá trị nhân văn cao đẹp 

Đa phần những đồ chơi trí tuệ sẽ ẩn chứa những bài học sâu sắc đằng sau, được thể hiện qua những câu chuyện cổ tích. Khi mua đồ chơi cho bé, ba mẹ có thể ưu tiên những bộ sản phẩm tô màu, sách vải, cắt dán lên những bức tranh có giá trị sâu sắc đằng sau, bé vừa chơi, ba mẹ vừa dạy bé bài học hay. 

  1. Phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo

Giai đoạn từ 0-6 tuổi là lúc não bộ của trẻ tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn khi trưởng thành. Hãy tạo những trải nghiệm mới bằng các loại đồ chơi cho bé như puzzle, tô vẽ bức tranh, đồ chơi nhập vai,…sẽ khuyến khích não bộ tưởng tượng, khám phá thế giới theo cách riêng của con.

Chọn đồ chơi cho bé theo độ tuổi 

Thông thường ba mẹ mua đồ chơi cho bé chỉ chú ý đến màu sắc, công dụng, giá cả mà ít chú ý đến độ tuổi và định hướng tính cách cho con. Việc mua đồ chơi đúng độ tuổi, tính cách cũng giống như cho bé đi học đúng tuổi, đúng lớp, đảm bảo an toàn, tránh lãng phí, tạo môi trường để con phát triển tốt nhất. 

1. Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn đầu đời, bé đang phát triển các giác quan, dễ bị thu hút bởi những đồ chơi nhiều màu sắc và có âm thanh vui nhộn. 

Ba mẹ có thể mua lắc cầm tay hoặc treo trên nôi, xúc xắc phát ra âm thanh. Trẻ cũng thích được cầm nắm và chạm vào các đồ vật, nên có thể lựa chọn đồ chơi xếp chồng cơ bản, an toàn cho trẻ. 

Đồ chơi treo nôi cho bé
Đồ chơi treo nôi cho bé

2. Trẻ từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi

Đến thời kỳ này, bé đã hình thành giác quan khá toàn diện và đang chập chững những bước đi đầu tiên. Bé bắt đầu tò mò về môi trường xung quanh. Ba mẹ nên ưu tiên đồ chơi nhận biết màu sắc, hình khối, âm thanh sẽ làm bé rất thích thú.

3. Trẻ từ 1 đến dưới 2 tuổi

Trẻ đã nhận biết được nhiều hơn qua lời nói và hành động của ba mẹ, vì vậy những gì ba mẹ dạy sẽ tác động tới bé sau này. Đặc biệt từ giai đoạn này, trẻ bắt đầu khả năng ngôn ngữ, nếu muốn con thích nghi nhanh với ngoại ngữ khác thì nên mua cho bé những đồ chơi song ngữ đơn giản. 

Ba mẹ có thể lựa chọn các loại đồ chơi trẻ em như puzzle cơ bản, đồ chơi nhận biết, đồ chơi kèm âm thanh và đọc truyện cho con nghe. 

4. Trẻ từ 2 đến dưới 4 tuổi

Từ 2 tuổi trở lên, bé biết cách cầm nắm đồ vật, leo trèo, trí nhớ cũng tốt hơn. Đồ chơi nên được ưu tiên lựa chọn: sticker nhiều màu sắc để con nhận biết đa dạng các chủ đề, puzzle cơ bản ít miếng ghép, đồ chơi học số đếm và chữ viết, các đồ chơi phác họa lại chuyện cổ tích,…để con nhận biết được mọi vật và thỏa sức tưởng tượng về thế giới xung quanh. 

Ngoài ra, những món đồ chơi cho bé như đất nặn, bút sáp màu hay quyển tập tô cũng mang lại nhiều giá trị. 

5. Đồ chơi cho trẻ 4 tuổi trở lên 

Lúc này trí tưởng tượng của con rất phong phú, con không ngần ngại hỏi về mọi thứ xung quanh, ba mẹ nên làm bạn để giải đáp mọi thắc mắc của con. 

Những đồ chơi trí tuệ giúp tăng tương tác, kích thích trí tưởng tượng và tư duy logic cho bé như: boardgame độ khó tăng dần, các bộ xếp hình, que tính, đồ chơi cắt dán thủ công, thẻ số và chữ cái, puzzle nhiều miếng ghép hơn,…

Chọn đồ chơi cho bé theo tính cách 

Chọn đồ chơi cho bé bên cạnh việc phù hợp với độ tuổi thì ba mẹ cũng nên chú ý đến định hướng tính cách cho con. Nếu không muốn dẫn đến những hệ lụy, làm con phát triển sai lệch, rất khó để điều chỉnh về sau. 

Chọn đồ chơi cho bé theo tính cách
Chọn đồ chơi cho bé theo tính cách

Đối với những bé hiếu động 

  • Biểu hiện: Bé thường không tập trung được lâu, không thích ngồi một chỗ, kể cả những bộ phim hoạt hình hấp dẫn cũng chỉ thu hút được bé không quá 10 phút. Nhưng những bé hiếu động lại rất thông minh, học hỏi nhanh, tuy nhiên lại nhanh quên. 
  • Đồ chơi phù hợp: Những đồ chơi trí tuệ ở trạng thái tĩnh. Những đồ chơi hướng đến rèn luyện tính kiên nhẫn, khai thác tối đa trí tưởng tượng của con: đất nặn để con tưởng tượng theo cách riêng của mình, các khối rubic, lego, ghép hình mức độ khó dần, boardgame buộc con kiên trì chơi hết ván cùng bạn bè. Tránh những đồ chơi vận động, chạy nhảy nhiều có thể làm con càng trở nên hiếu động hơn. Ngoài ra, việc ba mẹ dành thờ gian chia sẻ, tâm sự và chơi cùng con cũng rất quan trọng trong giai đoạn đầu đời. 

Đối với những bé nhút nhát 

  • Biểu hiện: Bé rụt rè, hay ngại, sợ khi không có ba mẹ ở bên, ngại nói chuyện với mọi người,..
  • Đồ chơi phù hợp: Những đồ chơi ở trạng thái động như: đồ chơi mô hình, đồ chơi kèm âm thanh, boardgame mức độ dễ giúp gắn kết con với bạn bè. Dần dần con sẽ mạnh dạn, hoạt bát, tự tin hơn, biết cách chơi và giao tiếp cùng mọi người. 

Những lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé 

1. Một số tiêu chí khi lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé 

Đồ chơi an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu cho bất kỳ sự lựa chọn nào. Vì trẻ nhỏ chưa thể phân biệt được mức độ an toàn của các loại đồ chơi, dễ bị tổn thương nên điều đó sẽ phụ thuộc hoàn toàn toàn vào quyết định của ba mẹ. Ba mẹ có thể dựa trên những tiêu chí sau khi lựa chọn đồ chơi cho bé: 

  • Nguồn gốc rõ ràng
  • Nhà sản xuất uy tín 
  • Thông tin sản phẩm đầy đủ 
  • Hình ảnh, bao bì sắc nét, rõ ràng  
  • Chất liệu cứng cáp, không độc hại 
  • Ưu tiên bo tròn các góc đối với đồ chơi cho bé dưới 6 tuổi 
  • Có một trong những chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn sau, được thể hiện trên bao bì: Tiêu chuẩn Việt Nam – CR, tiêu chuẩn Châu Âu – CE, luật Cải thiện An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSIA) của Hoa Kỳ. 

Ngoài ra, ba mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn chơi, những lưu ý từ nhà sản xuất để hướng dẫn con đúng cách.

2. Đồ chơi cho bé phải an toàn về chất liệu 

Trẻ nhỏ thường có thói quen cắn, ngậm, cho đồ chơi vào miệng nên nếu đồ chơi cho bé được làm từ cao su, nhựa tổng hợp kém chất lượng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, thậm chí có thể gây ngộ độc, để lại các biến chứng về sau. Cần tránh những đồ chơi có đèn laser phát sáng, có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Nên ưu tiên đồ chơi được làm từ chất liệu an toàn như: 

  • Nhựa nguyên sinh
  • Nhựa ABS 
  • Cao su non
  • Gỗ 
  • Các loại giấy cứng in màu rõ ràng không bị nhòe 
Chất liệu đồ chơi an toàn
Chất liệu đồ chơi an toàn

3. Đồ chơi cho bé nên có độ bền cao 

Một trong những yếu tố ba mẹ ít khi chú ý khi chọn đồ chơi cho bé, đó là độ bền của sản phẩm. Thử hỏi nếu đồ chơi nhanh hỏng, móp méo, trầy xước thì các bé còn yêu thích hay không? Giá trị giáo dục từ đồ chơi đó còn hiệu quả hay không? Hơn nữa việc bé ném, vứt, quăng đồ chơi khắp nơi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, ba mẹ nên ưu tiên đồ chơi cho bé có độ bền cao, khó vỡ, khó cong vênh, khó rách hỏng. Vừa giúp con chơi được lâu, tiết kiệm chi phí, vừa khai thác tối đa hiệu quả giáo dục.

Đồ chơi cho bé bền, đẹp lâu cũng là cách ba mẹ dạy con giữ gìn đồ chơi thật tốt, trân trọng những thứ mình có dù là nhỏ bé, rèn luyện từ những kỹ năng cơ bản nhất trên hành trình phát triển lâu dài của con. 

4. Kích thước đồ chơi phù hợp 

Kích thước đồ chơi phải phù hợp với kích cỡ tay của trẻ. Không quá to cũng không quá nhỏ giúp con phát triển vận động tinh. Nếu đồ chơi có quá nhiều chi tiết nhỏ, trẻ có thể nuốt đồ chơi, cực kỳ nguy hiểm. Đồ chơi quá to, con sẽ không cầm nắm được. 

Nếu ba mẹ chưa biết kích thước như thế nào phù hợp với con, có thể mua các đồ chơi ghép hình, puzzle đa dạng kích cỡ, mức độ dễ đến nâng cao, cho con chơi thử và quan sát con để điều chỉnh phù hợp. 

Những đồ chơi trí tuệ cho bé nên được ưu tiên

1. Đồ chơi ghép hình Puzzle

Là sản phẩm đồ chơi trí tuệ quốc dân, không thể thiếu với bất kỳ bé nào, đa dạng mức độ, phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau. 

Lợi ích Puzzle mang lại cho trẻ:

  • Kích thích tư duy logic
  • Rèn luyện vận động tinh 
  • Phát triển trí tưởng tượng 
  • Rèn luyện sự kết hợp linh hoạt tay và mắt 
  • Rèn luyện tư duy về màu sắc để nhận dạng các mảng màu phù hợp

Đặc biệt sản phẩm Puzzle có giá trị cao sẽ vẽ lên câu chuyện ý nghĩa sau mỗi bức tranh. Đây là cơ hội để ba mẹ trò chuyện cùng con. Dạy con về thế giới xung quanh và nhìn nhận sâu sắc hơn trong mọi vấn đề. 

Puzzle mang lại nhiều lợi ích cho bé
Puzzle mang lại nhiều lợi ích cho bé

Ba mẹ có thể tham khảo một số đồ chơi puzzle được ưa chuộng:  

2. Đồ chơi tương tác – Boardgame

Phù hợp với các bé từ 2 tuổi trở lên. Các bé hiếu động hay nhút nhát đều có thể chơi được. Rèn luyện và định hướng được tính cách cho con. Lợi ích của đồ chơi Boardgame mang lại cho bé: 

  • Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh,
  • Tăng khả năng xử lý tình huống 
  • Phát triển tư duy logic
  • Cải thiện khả năng giao tiếp và ngôn ngữ
  • Rèn luyện tư duy chiến lược 
  • Rèn sự tập trung và dạy bé biết tôn trọng bạn bè 

Một số thương hiệu uy tín cung cấp các dòng Boardgame ba mẹ nên tham khảo: Boardgame Mykingdom, Boardgame MyndToys Việt Nam, Boardgame Việt,….

Boardgame đồ chơi tương tác cho cả gia đình
Boardgame đồ chơi tương tác cho cả gia đình

3. Đồ chơi sticker 

Lợi ích chủ yếu của dòng sản phẩm này là rèn cho bé khả năng nhận biết, vận động tay, lột dán các sticker đa dạng kích thước và rèn tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Chắc chắn ba mẹ sẽ ngạc nhiên khi con có thể tự dán, tự viết lên câu chuyện của riêng mình. 

4. Đồ chơi tô màu

Nên cho con tập tô trước, để con làm quen với việc cầm bút, thỏa sức sáng tạo màu sắc. Tập tô giúp bé tự do vẽ lên bức tranh bé thích. Đồ chơi cho bé nên hướng về các chủ đề quen thuộc: gia đình, đời sống hàng ngày, thế giới động vật, nghề nghiệp,… 

Mua đồ chơi trí tuệ ở đâu? 

Đồ chơi trí tuệ đang nằm trong top những đồ chơi cho bé mang lại nhiều giá trị tích cực. Mặc dù hiểu được điều đó, nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng biết mua đồ chơi trí tuệ ở đâu để đảm bảo an toàn. 

 MyndToys Việt Nam xin đưa ra danh sách một số địa chỉ mua đồ chơi trí tuệ uy tín cho con để ba mẹ tham khảo:

1. HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIBO MART

2. VƯƠNG QUỐC ĐỒ CHƠI MY KINGDOM

3. SIÊU THỊ MẸ VÀ BÉ CON CƯNG

4. BABIMART

5. KIDS PLAZA

Ngoài ra, ba mẹ có thể mua trực tiếp trên website của các thương hiệu đồ chơi chất lượng như MyndToys Việt Nam, Mykingdom hoặc tìm đến các cửa hàng online uy tín trên Shopee, Tiki, Lazada chuyên phân phối sản phẩm đồ chơi trí tuệ chính hãng từ các thương hiệu như Takara Tomy, Mynd Toys Việt Nam, Toyroyal,…

Chúc ba mẹ sẽ lựa chọn được đồ chơi phù hợp nhất đồng hành cùng con trong quá trình phát triển toàn diện!